Các cách đảm bảo an toàn điện cho trẻ em
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG THIÊ QUANG
An toàn điện cho trẻ em: Điện đem đến cho cuộc sống chúng ta các tiện ích không thể ngờ tới từ khi nó xuất hiện trên thế gian này. Tuy nhiên ngoài mặt tích cực của nó thì còn vô số các tai nạn xảy ra liên quan đến điện, đặc biệt là đối tượng là các trẻ em thì thật là đáng thương. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải thận trọng hơn trong việc để bé tiếp xúc với các thiết bị điện dù là vô ý hay cố ý đi nữa. Bạn có thể tham khảo bài viết mà antoanlatrenhet.com tổng hợp dưới đây để phòng tránh các tai nạn điện xảy ra đối với trẻ con nhé.
- Không bao giờ chạm vào dây điện bị đứt rời hay dây điện bị hở. Báo cho người lớn khi thấy dây điện bị sờn, hở.
- Không nhai dây điện. Thoạt nghe rất buồn cười, nhưng thực tế đã có những đứa trẻ hoặc thú nuôi nhai dây điện, và điều đó rất nguy hiểm. Các bậc phụ huynh phải luôn nhắc nhở con tránh xa dây điện, không dùng dây điện làm đồ chơi.
- Không dùng ngón tay hoặc que đâm, chọc vào các lỗ cắm điện, lỗ cắm đuôi bóng đèn. Để hạn chế chuyện này, nên chọn các mẫu ổ cắm điện có nắp đậy, hoặc gắn thêm nắp đậy chống thấm khi lắp đặt. Ngoài ra, những ổ cắm điện, công tắc phải lắp đặt ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ em không với tới được.
- Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện vào ổ cắm, mà phải có phích cắm chắc chắn. Khi rút phích cắm, không cầm dây điện kéo mạnh, mà phải cầm ngay phích để rút khi muốn ngắt điện.
- Không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.
- Tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất.
- Điện có thể truyền dẫn qua dây diều, do đó không bao giờ cho trẻ con thả diều hoặc chơi bóng bay gần đường dây điện. Không dùng dây điện hoặc dây kim loại để thả diều.
- Khi trèo cây, tránh những cây gần đường dây điện.
- Không chạm hoặc đến gần những thiết bị điện có gắn bảng cảnh báo “Nguy hiểm”, “Điện áp cao” hoặc “Tránh xa”.
- Khi đồ chơi của trẻ rơi vào thiết bị điện, trẻ không được tự tìm cách lấy ra. Tìm người lớn để gọi công nhân điện. Họ sẽ biết cách lấy ra mà không ai bị tổn thương.
- Không để những vật dễ cháy gần đèn hoặc những thiết bị phát nhiệt.
- Ngắt điện trước khi thay bóng, hoặc làm vệ sinh thiết bị điện.
- Hiện nay, chúng ta sử dụng lưới điện 220V, nên phải sử dụng ổ cắm và phích cắm có 3 chân, 3 dây để chống điện rò ra vỏ, điện cảm ứng gây nguy hiểm và chống nhiễu gây sai hỏng thiết bị. Để bảo vệ sự an toàn khi sử dụng, nên chọn loại ổ cắm bằng nhựa tổng hợp, đặc biệt là loại ổ cắm có vỏ bằng nhựa chịu nhiệt cao, chống sự rò rỉ, hạn chế khả năng phóng điện tại các điểm tiếp xúc với phích cắm bên ngoài, bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng.
Bạn biết đấy, trong cuộc sống này có nhiều thứ nguy hiểm có thể trực chờ chúng ta và con của bạn và điện là một trong những yếu tố nguy hiểm thường trực hiện diện trong nhà của bạn, vì thế đừng lơ là cảnh giác để rồi một ngày bạn phải hối hận đấy. Hãy tuân thủ các nội quy an toàn điện nói chung và để mắt đến bé trong mọi trường hợp khi tiếp xúc với các thiết bị điện. Đôui khi bạn cho là nó không nguy hiểm nhưng thực bạn có dám chắc nó đảm bảo an toàn hay không? Vì thế cố gắng bảo vệ con bạn bằng cách đề phòng bằng mọi biện pháp bạn nhé.